10 vấn đề thường gặp trong quản lý kho hàng

Đăng ngày: 14/4/2025

Kho hàng - thường được ví như "trái tim" của chuỗi cung ứng, nơi dòng chảy hàng hóa được điều tiết. Tuy nhiên, đằng sau cánh cửa kho là vô vàn quy trình phức tạp và tiềm ẩn không ít thách thức. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích 10 vấn đề phổ biến nhất trong quản lý kho mà nhiều doanh nghiệp đang đối mặt, giúp nhận diện "căn bệnh" tiềm ẩn và tìm ra hướng "chữa trị" kịp thời cho hoạt động logistics của mình.

1. 10 vấn đề thường gặp trong quản lý kho hàng

1.1. Khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Một trong những thách thức mà nhiều kho hàng đang gặp phải là không thể theo dõi chính xác hành trình của từng lô hàng, từ lúc nhập kho cho đến khi đến tay khách hàng. Vấn đề này đặc biệt phổ biến ở các doanh nghiệp còn quản lý kho theo phương pháp thủ công, khiến cho dữ liệu nằm rời rạc trên giấy tờ hoặc các file riêng lẻ. Ngoài ra, việc thiếu đi quy trình chuẩn (SOP) cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ra sự phức tạp trong khả năng truy xuất.  

Nếu vấn đề này không được được giải quyết thì sẽ gây rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là khi có sự cố về chất lượng sản phẩm. Bởi vì doanh nghiệp không biết chính xác lô hàng nào bị ảnh hưởng nên thường sẽ phải thu hồi trên phạm vi rộng hơn nhiều so với mức cần thiết, dẫn đến lãng phí chi phí và gia tăng rủi ro kinh doanh. 

Đặc biệt trong các ngành hàng nhạy cảm như thực phẩm hay dược phẩm, sai sót trong truy xuất nguồn gốc có thể dẫn đến những vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của công ty. 

10 vấn đề thường gặp trong quản lý kho hàng 
10 vấn đề thường gặp trong quản lý kho hàng 

1.2. Quản lý hạn sử dụng sản phẩm yếu kém

Một vấn đề nhức nhối khác trong hoạt động kho bãi là việc kiểm soát hạn sử dụng của sản phẩm không hiệu quả. Nhiều kho hàng hiện nay vẫn chưa quản lý tốt vòng đời sản phẩm, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị lưu kho quá lâu, thậm chí là vượt quá hạn dùng cho phép. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có nhiều danh mục sản phẩm và yêu cầu đặc thù khác nhau như FMCG, thì vấn đề này lại càng đau đầu hơn. 

Nguyên nhân thường thấy là do doanh nghiệp chưa áp dụng hoặc áp dụng không đúng nguyên tắc FEFO. Ngoài ra, việc thiếu đi các công cụ theo dõi, cảnh báo tự động hoặc không có quy trình ghi nhận ngày hết hạn cho từng lô hàng một cách nhất quán cũng là vấn đề cốt lõi khiến hàng đống hàng hóa “ngủ quên” trên kệ. 

Quản lý hạn sử dụng sản phẩm yếu kém là một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải 
Quản lý hạn sử dụng sản phẩm yếu kém là một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải 

Sản phẩm hết hạn buộc phải tiêu hủy, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất trắng khoản đầu tư vốn ban đầu và phải tốn thêm chi phí tiêu hủy. Bên cạnh đó, lượng hàng hóa tồn kho quá hạn, lỗi thời này còn chiếm dụng không gian kho lưu trữ, làm tăng chi phí bảo quản và tồn trữ chung cho toàn bộ kho hàng. 

Không chỉ dừng lại ở đó, hệ lụy của việc quản lý HSD yếu kém còn lan rộng ra bên ngoài, ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến các vụ kiện tụng, bị phạt, thu hồi giấy phép, gây tổn hại nặng nề và rất khó để phục hồi lại niềm tin của khách hàng. 

1.3. Bố trí mặt bằng kho không hiệu quả

Hàng hóa không phân vùng rõ ràng, chất đống, nằm ngổn ngang cũng là tình hình chung của rất nhiều kho hàng. Thêm vào đó, các mặt hàng bán chạy lại bị đặt ở xa những vị trí xa cổng xuất nhập trong khi lối đi giữa các kệ hàng lại quá rộng so với nhu cầu thực tế ở những khu vực ít di chuyển. 

Khi không gian bị sử dụng kém hiệu quả, chi phí lưu kho trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên. Doanh nghiệp có thể đứng trước tình thế phải mở rộng kho hiện tại hoặc thuê kho bãi bên ngoài một cách tốn kém, trong khi bản chất kho hiện tại vẫn còn tiềm năng tối ưu. 

Mặt khác, một layout không tối ưu với lối đi dài hoặc quanh co cũng làm giảm năng suất làm việc của nhân viên, khi họ phải di chuyển xa hơn, mất nhiều thời gian và công sức hơn chỉ để lấy hoặc cất hàng. 

Một không gian kho chật chội, khó tiếp cận để vệ sinh định kỳ hoặc kiểm tra có thể tạo điều kiện cho bụi bẩn, ẩm mốc phát triển, dẫn đến thiệt hại không đáng có
Một không gian kho chật chội, khó tiếp cận để vệ sinh định kỳ hoặc kiểm tra có thể tạo điều kiện cho bụi bẩn, ẩm mốc phát triển, dẫn đến thiệt hại không đáng có

Nguyên nhân gốc rễ của sự lãng phí không gian này thường xuất hiện từ việc thiếu một chiến lược bài bản ngay từ khâu thiết kế layout kho và trong quá trình vận hành. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện phân tích đặc tính sản phẩm và tần suất xuất kho để áp dụng các chiến lược phân loại và sắp xếp hàng hóa (slotting) phù hợp, dẫn đến việc bố trí tùy tiện. 

Bên cạnh đó là sự thiếu đầu tư vào các hệ thống giá kệ hiện đại, phù hợp với đặc thù hàng hóa và không gian như kệ cao tầng, kệ di động, kê double-keep.. để tăng độ lưu trữ. Việc thiếu một hệ thống quản lý vị trí hàng hóa rõ ràng trong phần mềm quản lý kho cũng là một nguyên nhân, khiến nhân viên không biết chính xác hàng ở đâu, dẫn đến việc đặt hàng lộn xộn và mất thời gian tìm kiếm.

1.4. Quản lý và sử dụng nhân sự kho chưa tối ưu

Một thực trạng phổ biến là nhiều kho hàng chưa xây dựng được quy trình vận hành chuẩn (SOP) rõ ràng cho từng công đoạn, dẫn đến tình trạng mỗi nhân viên làm việc theo kinh nghiệm hoặc thói quen riêng, thiếu tính nhất quán. Đồng thời, việc thiếu các chương trình đào tạo bài bản khiến nhân viên không nắm vững kỹ năng cần thiết, từ vận hành an toàn các thiết bị các thiết bị đến các quy tắc sắp xếp hàng hóa tối ưu. 

Quan trọng không kém, nhiều quản lý kho chưa thiết lập hoặc không theo dõi các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho nhân viên, làm mất đi cơ sở để đánh giá khách quan năng suất và chất lượng công việc của đội ngũ.

Những hạn chế này trong quản lý nhân sự kho trực tiếp dẫn đến nhiều sai sót, chậm trễ và lãng phí trong vận hành hàng ngày. Khi nhân viên không được đào tạo đầy đủ về kỹ thuật xếp dỡ hay an toàn lao động, nguy cơ gây hư hỏng hàng hóa hoặc xảy ra tai nạn lao động sẽ tăng lên, kéo theo chi phí bồi thường và vận hành không đáng có. 

Việc thiếu SOP khiến quy trình làm việc không đồng nhất giữa các ca hoặc các nhân viên, dễ dẫn đến tình trạng công việc bị trùng lặp, phải làm lại hoặc sửa lỗi, gây lãng phí thời gian và nguồn nhân lực quý giá.

Quản lý và sử dụng nhân sự kho chưa tối ưu
Quản lý và sử dụng nhân sự kho chưa tối ưu

1.5. Thiếu cơ chế đo lường và đánh giá hiệu suất kho

Nhiều kho hàng hiện nay vẫn đang vận hành trong tình trạng thiếu các hệ thống đo lường hiệu suất và thiếu một cái nhìn tổng thể, cập nhật về hoạt động hàng ngày. Điều này thể hiện rõ qua việc không có các công cụ, phần mềm để thống kê tự động và liên tục các chỉ số quan trọng như: số lượng đơn hàng nhập/xuất mỗi ngày, thời gian xử lý trung bình cho một đơn hàng…

Các bảng điều khiển (dashboard) quản trị kho thường thiếu vắng hoặc không cung cấp đủ thông tin, khiến nhà quản lý không nắm bắt được hiệu quả vận hành thực tế. Thêm vào đó, việc không thực hiện kiểm kê kho định kỳ để đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách làm cho các sai lệch tồn kho không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Hậu quả trực tiếp của việc thiếu đo lường là kho hoạt động như trong "sương mù", không có cơ sở dữ liệu tin cậy để biết mình đang làm tốt hay kém ở khâu nào, hoạt động nào đang hiệu quả hay cần cải thiện. Các xu hướng tiêu cực – ví dụ như chi phí lưu kho leo thang, hay năng suất nhân viên giảm sút – sẽ không được nhận diện sớm cho đến khi chúng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí hoặc chất lượng dịch vụ. 

Việc thiếu dữ liệu cụ thể cũng khiến ban quản lý gặp nhiều khó khăn khi cần đưa ra các quyết định cải tiến quy trình hay đầu tư công nghệ, vì mọi quyết định phần lớn chỉ dựa trên cảm tính hoặc kinh nghiệm chủ quan thay vì số liệu thực tế.

Một trong những thách thức quản lý kho thường gặp là thiếu cơ chế đo lường và đánh giá hiệu suất kho
Một trong những thách thức quản lý kho thường gặp là thiếu cơ chế đo lường và đánh giá hiệu suất kho

1.6. Khả năng đáp ứng kém trước biến động nhu cầu

Sự biến động của nhu cầu thị trường, đặc biệt là tính mùa vụ rõ rệt của nhiều ngành hàng, đặt ra một thách thức lớn cho công tác quản lý kho. Vào những mùa cao điểm như các dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện khuyến mãi lớn, nhu cầu đối với một số sản phẩm có thể tăng vọt đột ngột, đòi hỏi kho phải có đủ lượng hàng dự trữ lớn và khả năng xử lý đơn hàng, xuất kho với tốc độ cao. 

Ngược lại, sau các giai đoạn này hoặc vào những thời kỳ thấp điểm trong năm, nhu cầu có thể giảm mạnh, khiến hàng hóa dễ bị tồn đọng. 

Nếu hệ thống quản lý kho và chuỗi cung ứng không đủ linh hoạt để điều chỉnh kịp thời theo những chu kỳ này, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: thiếu hàng để bán khi nhu cầu tăng cao và tồn dư quá nhiều hàng khi thị trường hạ nhiệt.

Việc không lường trước và thích ứng kịp thời với những biến động nhu cầu này thường dẫn đến hai kịch bản tiêu cực chính: bỏ lỡ cơ hội bán hàng và tồn kho dư thừa quá mức. Cụ thể, khi bước vào mùa cao điểm mà kho không chuẩn bị đủ lượng hàng cần thiết, doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng hết hàng, trực tiếp bỏ lỡ doanh thu tiềm năng. 

Nghiêm trọng hơn, khách hàng không được đáp ứng kịp thời có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh, gây thiệt hại lâu dài về thị phần và lòng trung thành.

Ngược lại, nếu không có kế hoạch giảm lượng nhập hoặc đẩy hàng tồn sau mùa cao điểm, kho sẽ nhanh chóng trở nên quá tải với những mặt hàng bán chậm, chiếm dụng không gian lưu trữ và làm đóng băng một lượng lớn vốn lưu động. Hàng tồn kho lâu ngày còn đối mặt với nguy cơ bị lỗi thời, hư hỏng, buộc doanh nghiệp phải bán xả lỗ để thu hồi vốn, gây tổn thất tài chính.

Không chỉ ảnh hưởng đến tài chính và thị phần, sự thiếu chuẩn bị cho biến động nhu cầu còn gây rối loạn đáng kể cho hoạt động vận hành kho hàng ngày. Trong giai đoạn cao điểm, áp lực công việc tăng cao đột ngột có thể khiến nhân viên kho bị quá tải, dễ mắc sai sót trong quá trình lấy hàng, đóng gói và xuất kho, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. 

Ngược lại, vào những mùa thấp điểm, việc duy trì một đội ngũ nhân sự cố định có thể dẫn đến tình trạng dư thừa nhân lực, gây lãng phí chi phí trong khi công việc không nhiều. Sự mất cân đối này làm giảm hiệu quả hoạt động chung và tạo áp lực không cần thiết lên cả hệ thống và con người.

Nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều kho hàng lúng túng trước tính mùa vụ thường nằm ở việc thiếu khả năng dự báo chính xác và kế hoạch ứng phó phù hợp. Nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả dữ liệu bán hàng quá khứ và các công cụ phân tích xu hướng thị trường để nhận diện các mô hình nhu cầu lặp lại theo mùa.

Ngay cả khi nhận biết được, sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa bộ phận kho với các bộ phận khác như mua hàng, sản xuất, kinh doanh cũng khiến việc điều chỉnh kế hoạch nhập hàng, tồn kho trở nên chậm trễ. 

Việc thiếu tầm nhìn tồn kho theo thời gian thực và sự cứng nhắc trong chuỗi cung ứng – ví dụ như nhà cung cấp không linh hoạt trong việc thay đổi lịch giao hàng – cũng là những yếu tố cản trở khả năng điều tiết lượng hàng hóa trong kho theo sát diễn biến thị trường.

1.7. Thách thức trong việc tích hợp hệ thống công nghệ

Thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến cho kho hàng, từ hệ thống quản lý kho (WMS), nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID), hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động (AS/RS), cho đến các loại robot tự hành (AGV/AMR). Tuy nhiên, việc tích hợp hiệu quả các hệ thống này vào hoạt động thực tế, để chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau và với các hệ thống lõi khác của doanh nghiệp (như ERP), lại là một bài toán vô cùng phức tạp. 

Sự phức tạp và rủi ro trong quá trình tích hợp khiến không ít doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngần ngại đầu tư mạnh vào công nghệ kho. Điều này vô hình trung làm kho hàng của họ dần trở nên lạc hậu, kém hiệu quả và mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ đã thành công trong việc số hóa và tự động hóa. 

Đối với những doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhưng lại không thể tích hợp các hệ thống một cách đồng bộ, hoạt động hàng ngày có thể bị gián đoạn nghiêm trọng hoặc trở nên rối loạn hơn. Ví dụ điển hình là khi WMS không liên kết được với ERP, việc bán hàng không tự động cập nhật trừ kho, dẫn đến số liệu tồn kho sai lệch, đơn hàng bị xử lý chậm trễ hoặc không chính xác.

Thách thức trong việc tích hợp hệ thống công nghệ
Thách thức trong việc tích hợp hệ thống công nghệ

1.8. Kiểm soát hàng lỗi, hư hỏng không chặt chẽ

Một khía cạnh thường bị bỏ qua nhưng lại gây nhiều rắc rối trong quản lý kho là việc xử lý hàng hóa bị lỗi trong quá trình lưu trữ, vận chuyển hoặc hàng bị khách hàng trả về sau khi mua. Thực trạng phổ biến là những sản phẩm này không có quy trình xử lý rõ ràng, thường bị để lẫn lộn với hàng hóa đạt chuẩn hoặc chất đống tạm bợ tại một góc nào đó trong kho. 

Việc thiếu một khu vực riêng biệt được quy hoạch cho hàng lỗi/trả về, cùng với sự vắng mặt của hệ thống mã hóa hay công cụ theo dõi tình trạng cụ thể của chúng khiến việc quản lý trở nên hỗn loạn. 

Việc thiếu kiểm soát đối với dòng hàng đặc biệt này dẫn đến nhiều hệ lụy trực tiếp cho hoạt động kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng như:

  • Trước hết, rủi ro lớn nhất là hàng lỗi có thể vô tình bị soạn nhầm và giao lẫn cho khách hàng khác, gây ra sự bất mãn, tăng tỷ lệ trả hàng và làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu. 

  • Bên cạnh đó, những mặt hàng bị hư hỏng vật lý (như ẩm mốc, rò rỉ hóa chất, vỡ nát) nếu không được tách biệt kịp thời có thể làm lây lan hư hỏng sang các sản phẩm tốt đang được lưu trữ gần đó. 

  • Quy trình xử lý chậm trễ hoặc không rõ ràng cũng khiến khách hàng phải chờ đợi lâu để được giải quyết khiếu nại hoặc nhận lại sản phẩm thay thế/tiền hoàn, tạo ra trải nghiệm tiêu cực.

Về mặt tài chính và quản lý tồn kho, hàng trả về không được quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng. Chúng biến thành lượng "tồn kho chết", chiếm dụng không gian lưu trữ quý giá và làm đóng băng giá trị vốn đầu tư mà không thể chuyển đổi thành doanh thu. 

Điều này còn làm sai lệch số liệu tồn kho chung, bởi hệ thống có thể vẫn ghi nhận chúng là hàng có sẵn hoặc chưa kịp cập nhật trạng thái không thể bán, dẫn đến tình trạng "tồn kho ảo" ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch mua hàng và bán hàng. 

Ngoài ra, việc xử lý tùy hứng, thiếu quy trình vận hành chuẩn khiến thời gian xử lý hàng lỗi kéo dài, bỏ lỡ cơ hội sửa chữa, tân trang những sản phẩm còn có khả năng cứu vãn để bán lại (dù với giá chiết khấu), làm gia tăng chi phí xử lý và lãng phí nguồn lực.

Nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém trong quản lý hàng lỗi/trả về thường do doanh nghiệp chưa xây dựng một quy trình logistics ngược (reverse logistics) bài bản và hiệu quả. Tư duy quản lý thường tập trung nhiều hơn vào dòng chảy "xuôi" và xem nhẹ tầm quan trọng của việc thu hồi và xử lý hàng hóa sau bán hàng hoặc hàng lỗi phát sinh. 

Về mặt hạ tầng, hạn chế về diện tích kho cũng khiến việc bố trí một khu vực riêng biệt cho hàng lỗi trở nên bất khả thi, buộc phải để chung với hàng thường. Cuối cùng, việc đào tạo nhân sự về cách nhận diện, phân loại mức độ lỗi và quy trình xử lý chuẩn cũng thường chưa được chú trọng đúng mức.

Kiểm soát hàng lỗi, hư hỏng không chặt chẽ
Kiểm soát hàng lỗi, hư hỏng không chặt chẽ

1.9. Thiếu liên kết thông tin giữa kho và các bộ phận khác

Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng "mạnh ai nấy chạy", thiếu kết nối giữa các bộ phận này thường là sự kết hợp của các yếu tố công nghệ, quy trình và văn hóa tổ chức. 

Về công nghệ, việc các bộ phận sử dụng các phần mềm quản lý riêng lẻ, không có khả năng trao đổi dữ liệu tự động tạo ra các "ốc đảo" thông tin, khiến dữ liệu không nhất quán và không được cập nhật kịp thời. 

Về văn hóa, tư duy làm việc "cát cứ", mỗi phòng ban chỉ tập trung vào mục tiêu và công việc của riêng mình mà thiếu đi sự chủ động chia sẻ thông tin và phối hợp vì mục tiêu chung của công ty cũng là một rào cản lớn. 

Thêm vào đó, quy trình làm việc của công ty có thể thiếu các bước phối hợp bắt buộc, ví dụ như không có quy định yêu cầu bộ phận kinh doanh phải kiểm tra tồn kho khả dụng trước khi xác nhận các đơn hàng lớn, hoặc bộ phận kế hoạch sản xuất không có các buổi họp định kỳ với quản lý kho để rà soát nhu cầu nguyên vật liệu. 

Ngay cả khi doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống ERP tổng thể, nếu module quản lý kho không được triển khai đầy đủ hoặc dữ liệu không được cập nhật theo thời gian thực, thì sự kết nối giữa kho và các bộ phận khác vẫn rất hạn chế.

Đối với mối quan hệ giữa kho và sản xuất, việc thiếu liên thông thông tin có thể gây đình trệ sản xuất hoặc lãng phí nguồn lực nghiêm trọng. Nhà máy có thể phải tạm ngừng dây chuyền vì thiếu một loại nguyên vật liệu nào đó, trong khi thực tế nguyên liệu đó vẫn còn nằm trong kho nhưng chưa được yêu cầu hoặc cấp phát kịp thời.

Những lỗi phối hợp như vậy, dù là thiếu hàng hay thừa hàng, đều gây ra những tổn thất tài chính đáng kể và làm giảm hiệu quả chung của toàn bộ chuỗi cung ứng.

1.10. Chênh lệch số liệu tồn kho giữa thực tế và hệ thống

Cuối cùng, một trong những vấn đề kinh điển và dai dẳng nhất trong quản lý kho là tình trạng chênh lệch tồn kho. Điều này khá phổ biến và có xu hướng tích lũy ngày càng lớn nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ và quy trình đối soát, kiểm kê thường xuyên.

Tình trạng thiếu chính xác dữ liệu tồn kho này dẫn đến hàng loạt quyết định kinh doanh sai lầm và ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng cũng như hiệu quả tài chính. Khi hệ thống ghi nhận số lượng tồn kho nhiều hơn thực tế, bộ phận bán hàng có thể tự tin nhận đơn hàng và hứa hẹn với khách, nhưng đến khâu soạn hàng chuẩn bị giao thì kho lại không đủ hàng thành phẩm để giao hoặc bộ phận sản xuất phát hiện không đủ nguyên vật liệu cho lô hàng như kế hoạch.

Vấn đề này dẫn đến tình trạng "bể đơn hàng" hoặc phải dừng chuyền sản xuất vào phút chót, gây thất vọng lớn cho khách hàng và làm mất uy tín của công ty. 

Ngược lại, khi hệ thống ghi nhận ít hơn thực tế, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đặt mua thêm nguyên vật liệu hoặc lên kế hoạch sản xuất thêm thành phẩm một cách không cần thiết, làm gia tăng lượng tồn kho dư thừa, chiếm dụng vốn lưu động và tăng chi phí bảo quản, lưu kho, đôi khi còn dẫn đến nguy cơ nguyên liệu hết hạn sử dụng trước khi được đưa vào sản xuất.

Về mặt tài chính, tồn kho sai lệch làm méo mó giá trị hàng tồn kho được ghi nhận trên báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến việc đánh giá chính xác tài sản và hiệu quả hoạt động của công ty. Đặc biệt trong sản xuất, việc ghi nhận sai số lượng bán thành phẩm (WIP - Work In Progress) đang dở dang trên chuyền có thể làm sai lệch việc tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Nghiêm trọng hơn, sự chênh lệch giữa sổ sách và thực tế thường che giấu những vấn đề nội tại nghiêm trọng đang diễn ra trong kho và nhà xưởng, chẳng hạn như tình trạng mất mát hàng hóa hoặc các lỗ hổng, sai sót trong quy trình nhập xuất nguyên vật liệu, thành phẩm. 

Nếu những nguyên nhân gốc rễ này không được phát hiện và khắc phục kịp thời thông qua việc đối chiếu, kiểm kê, chúng sẽ tiếp tục diễn ra và có thể gây ra những thiệt hại lớn hơn nhiều về lâu dài.

2. Tại sao doanh nghiệp cần cải thiện các vấn đề trong quản lý kho ngay từ hôm nay?

Tại sao doanh nghiệp cần cải thiện các vấn đề trong quản lý kho ngay từ hôm nay?
Tại sao doanh nghiệp cần cải thiện các vấn đề trong quản lý kho ngay từ hôm nay?

Trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, việc cải thiện quản lý kho không còn là một lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc hành động ngay từ bây giờ mang lại những lợi ích đa chiều và cấp bách.

Lý do hàng đầu thôi thúc sự thay đổi chính là tác động trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận. Mỗi yếu kém trong kho, dù là tồn kho sai lệch, hàng hết hạn, lãng phí không gian hay quy trình thiếu sót, đều đang âm thầm bào mòn hiệu quả tài chính qua từng ngày. Việc cải thiện kho ngay lập tức sẽ cắt giảm những khoản chi phí lãng phí này, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn về mặt tài chính.

Không chỉ dừng lại ở chi phí, hiệu quả kho hàng còn ảnh hưởng sâu sắc đến trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng. Giữa môi trường cạnh tranh gay gắt, khách hàng luôn đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác tuyệt đối trong từng đơn hàng. Bất kỳ sai sót nào từ khâu kho vận đều có thể khiến họ thất vọng và dễ dàng tìm đến đối thủ. Do đó, tối ưu hóa kho là cách thiết thực để đảm bảo trải nghiệm tích cực và củng cố vị thế trong lòng khách hàng.

Từ việc giữ chân khách hàng thành công, doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Một kho hàng vận hành hiệu quả chính là nền tảng cho chuỗi cung ứng linh hoạt, giúp công ty phản ứng nhanh nhạy hơn với các biến động và cung cấp dịch vụ vượt trội. 

Ngược lại, sự chần chừ trong việc tối ưu hóa đồng nghĩa với việc tự đẩy mình vào thế yếu so với các đối thủ không ngừng cải tiến.

Song song đó, quá trình cải thiện quản lý kho, đặc biệt khi tập trung vào hệ thống và dữ liệu, sẽ mang lại nguồn thông tin chính xác và kịp thời, nâng cao chất lượng ra quyết định. Thay vì dựa vào cảm tính, ban lãnh đạo có thể đưa ra các chiến lược và kế hoạch về sản xuất, mua hàng, bán hàng dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hoạt động chung.

Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, một kho hàng được quản lý tốt chính là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng trong tương lai. Nếu hệ thống kho vận yếu kém, nó sẽ trở thành nút thắt cổ chai cản trở doanh nghiệp khi muốn mở rộng quy mô hay đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng. 

Kết luận

Như vậy, qua việc phân tích 10 thách thức thường gặp, từ những vấn đề kinh điển như quản lý tồn kho, tối ưu không gian, xử lý hàng lỗi, cho đến các khía cạnh phức tạp hơn như tích hợp công nghệ, quản lý nhân sự, đối phó với biến động thị trường và đảm bảo tầm nhìn dữ liệu, có thể thấy quản lý kho là một bài toán đa diện, đòi hỏi sự chú trọng và đầu tư đúng mức.

Việc tồn tại dù chỉ một vài trong số những vấn đề này cũng đủ để gây ra những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài đến chi phí vận hành, chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì thế, tối ưu hóa kho ngay từ bây giờ là sự chuẩn bị chiến lược, đảm bảo doanh nghiệp sẵn sàng cho những cơ hội và thách thức lớn hơn phía trước.

Và hãy để KEEPWELL WMS đồng hành cùng bạn trong hành trình tối ưu hóa kho hàng và nâng cao hiệu quả vận hành. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn giải pháp chuyên biệt, phù hợp nhất với nhu cầu kho hàng của doanh nghiệp!

📩 Email: contact@keepwell.one 

📞 Hotline: 0911.000.028 

Tham khảo ngay 

KEEPWELL SHARING

Đăng ký để nhận thêm nhiều bài viết bổ ích mỗi ngày